Phương Án Xây dựng Cao Tốc Cần Thơ - Cà Mau
Thứ sáu,04/12/2020
3131 Lượt xem

Phương Án Xây dựng Cao Tốc Cần Thơ - Cà Mau

Ba phương án xây dựng Tuyến Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau giai đoạn 2021-2025, lần lượt có chiều dài 141 km, 138 km và 125 km với vốn đầu tư 46.200, 61.000 và 57.000 tỷ đồng.

Ngày 21/9 Bộ Giao thông Vận tải đã họp với đơn vị tư vấn, Tổng công ty Đầu tư phát triển và ban Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long cùng nhiều lãnh đạo các tỉnh thành Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau về nghiên cứu tiền khả thi cho dự án đầu tư xây dựng Cao Tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Tuyến Cao Tốc Cần Thơ - Cà Mau. 

 

Tại cuộc họp, Công ty cổ phần tư vấn thiết kế giao thông vận tải phía Nam (Tedi South) là đơn vị tư vấn đã đưa ra ba phương án về hướng tuyến Cao Tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Thứ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải phát biểu tại buổi họp

Cụ thể phương án một, sau khi kết nối vào cầu Cần Thơ 2, qua quận Cái Răng (TP Cần Thơ), cao tốc sẽ kết nối vào tỉnh Hậu Giang tận dụng toàn bộ tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp hiện hữu, tổng chiều dài của tuyến khoảng 141 km, làm một chiều từ Thành Phố Cần Thơ - Cà Mau; chiều ngược lại sẽ xây dựng mới song song với tuyến đường này.

Hình thành tuyến cao tốc theo phương án một có 13 nút giao, tổng mức đầu tư khoảng 46.200 tỷ đồng. Về ưu điểm, phương án này có mức đầu tư thấp nhất so với các phương án khác, giải phóng mặt bằng 750 ha; quãng đường kết nối vào các đô thị lớn trong vùng (TP Sóc Trăng 24 km, TP Bạc Liêu 25 km, TP Vị Thanh 35 km...);sẽ dễ thu hút xe vào cao tốc; có nhiều liên kết kết nối vào đường hiện hữu, thi công thuận lợi.

Phương án hai, tuyến cao tốc này sẽ xây mới hoàn toàn. Sau khi đấu nối đoạn qua cầu Cần Thơ 2 như phương án một, cao tốc sẽ đi song song với tuyến Quản Lộ - Phụng Hiệp, tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 138 km, giải phóng mặt bằng 900 ha, có tổng mức đầu tư lớn nhất với 61.000 tỉ đồng. Đối với phương án này, các nút giao cũng như khả năng kết nối đô thị tương đồng với phương án một.

Phương án ba, sau khi kết nối với Đường Cao Tốc Trục Ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng như phương án một, tuyến đi cao tốc song song với QL 61C (cách khoảng 10 km) đến nút giao với QL 61B (vào thành phố Vị Thanh), đi thẳng qua Thành phố Bạc Liêu, điểm cuối cao tốc tại nút giao với đường vành đai 3, TP Cà Mau. Tuyến này dài 125 km, gồm có 11 nút giao, giải phóng mặt bằng 800 ha, tổng mức đầu tư rơi vào khoảng 57.000 tỷ đồng.

Cao tốc thi công theo phương án ba có khả năng kết nối gần về phía TP Vị Thanh (10 km) nhưng cách TP Sóc Trăng 41 km và TP Bạc Liêu 46 km và cách các đô thị khác cũng khá xa. Phương án này khó có thể thu hút xe chạy vào cao tốc, có rất ít kết nối vào đường hiện hữu, khi thi công phải làm đường công vụ.

Đơn vị tư vấn thiết kế đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét và thống nhất chọn phương án một; lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án có điểm đầu ở cuối Tuyến Cao Tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc thị xã Bình Minh (Vĩnh Long), tại điểm cuối giao với đường vành đai 3 TP Cà Mau. Dự án được chia thành 3 dự án thành phần, gồm: Cầu Cần Thơ 2 và đường dẫn, Tuyến Cần Thơ - Bạc Liêu và Tuyến Bạc Liêu - Cà Mau, Nghiên Cứu Thực hiện Tốc cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Tuy vậy, đại diện của UBND TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang đề xuất chọn ra phương án ba, mặc dù phương án này chưa có trong quy hoạch. Trong khi đó, bên đại diện tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau lại nghiêng về phương án hai...

Thứ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Nhật ra yêu cầu đơn vị tư vấn thiết kế làm rõ hơn về các ưu, khuyết điểm của từng phương án. Vì thế, các phương án phải tính toán hết sức cẩn thận cùng với khả năng kết nối với các đô thị trong thành phố vì sự phát triển chung của cả khu vực và hạn chế tối đa việc thu hồi đất lúa của nông dân... Phương án chọn phải tối ưu, đáp ứng cao nhất về sự phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng, khoa học, có thuyết phục cao nhất.

Trước đó, các bài báo cáo đầu kỳ của Tổng công ty Đầu tư phát triển và Quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long, dự án Tuyến Cao Tốc Cần Thơ - Cà Mau là một trong hai tuyến cao tốc trục dọc quan trọng trong sự phát triển của đồng bằng sông Cửu Long. Tuyến đường góp phần hoàn chỉnh mạng lưới giao thông kết nối các khu vực, các trung tâm kinh tế, những khu đô thị mới và đầu mối giao thông trên các tỉnh, thành...

Số liệu báo cáo nhu cầu vận tải đường bộ (giai đoạn 2025-2030), hành lang Cần Thơ – Cà Mau có khoảng 30.000-41.000 lượt ôtô mỗi ngày đêm, nhưng năng lực đáp ứng của các quốc lộ hiện chỉ đáp ứng tối đa khoảng 27.800-30.600 xe. Do đó, việc xây dựng tuyến cao tốc này là hết sức cần thiết. Cao tốc được thiết kế, thi công kỹ thuật cao và công nghệ hiện đại, rút ngắn khoảng thời gian đi từ 2,5 tiếng xuống còn 1,5 tiếng.

Hồi đầu tháng 8, có buổi họp với các tỉnh thành đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao cho Bộ Giao thông Vận tại lập tức nghiên cứu đầu tư dự án Tuyến Cao Tốc Cần Thơ - Cà Mau thành hai dự án thành phần. Trong đó, đoạn Cần Thơ - Bạc Liêu sẽ được thi công thực hiện bằng ngân sách nhà nước trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025.

 

Còn đoạn Bạc Liêu - Cà Mau, Thủ tướng giao cho UBND tỉnh Cà Mau là cơ quan chức năng có thẩm quyền, chủ trì chuẩn bị đầu tư dự án, nghiên cứu phương án xã hội hóa đầu tư trong giai đoạn 2021-2025 theo quy định của pháp luật về đầu tư PPP.

 

Tại miền Tây, hiện đang có nhiều tuyến cao tốc được triển khai xây dựng. Trong đó, Tuyến Cao Tốc Lộ Tẻ - Rạch Sỏi dài hơn 51 km, kinh phí xây dựng hơn 6.300 tỷ đồng, sẽ thông tuyến vào cuối tháng 9. Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận chiều dài hơn 51 km, vốn đầu tư dự án 12.000 tỷ đồng, dự kiến thông tuyến cuối năm nay. Cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ dài 23 km, hơn 4.800 tỷ đồng, dự kiến tháng 10 khởi công và thông tuyến đầu quý 1 năm 2023.

Tuyến Cao Tốc Trục Ngang Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu dự kiến vốn đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng, hoàn thành năm 2026, góp phần thúc đẩy vùng đồng bằng Mekong phát triển. Cao tốc trục ngang thứ hai là Tuyến Cao Tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng dài 155 km, được đầu tư theo hình thức ODA và ngân sách, kinh phí dự kiến khoảng 30.000 tỷ đồng khởi công năm 2023, hoàn thành sau ba năm.

Còn hai tuyến khác gồm: tuyến An Hữu đi Cao Lãnh dài hơn 28 km, đoạn cao tốc đi qua tỉnh Tiền Giang và Đồng Tháp, kinh phí thực hiện hơn 5.500 tỷ đồng, dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021-2025; tuyến từ Mỹ An đi Cao Lãnh dài 26 km có vốn đầu tư 4.500 tỷ đồng, kết nối với tuyến Cao Lãnh - Kiên Giang trong trục cao tốc Bắc - Nam phía Tây.

Cầu Cần Thơ nối Với Tuyến Cao Tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ

Khi cao tốc được đưa vào hoạt động sẽ giúp cho việc di chuyển tử Thành Phố Cần Thơ đến Cả Mau tiết kiệm thời gian hơn giúp các gia đình khi du lịch xuống đây sẽ cảm thấy thoải mái hơn và đây sẽ là dự án tăng động lực cho Đại Đô Thị Ngôi Sao Stella Mega City nằm ngay tuyến đường huyết mạch của Cần Thơ đó là Đường Võ Văn Kiệt và cầu Cần Thơ 2 đã tạo ra một điểm nhấn đối vợi Dự Án Stella Mega City, một khu đô thị xanh đã đạt được 5 giải thưởng hứa hẹn là điểm thu hút đầu tư của các nhà đầu tư bất đọng sản khi đổ về đay. Stella Mega City Cần Thơ ra mắt Phân Khu The Ambi đây là phân khu ánh sáng khi được thiết kế với mục đích về đêm với những căn shophose đầy màu sắc, Hồ Ánh Sáng, phố đi bộ và nhiều tiện ích khác như: Bến Ninh Kiều, Đền Thờ Vua Hùng Tại Cần Thơ hứa hẹn sẽ tạo ra một nền kinh tế về đêm ở Thành Phố Cần Thơ.

Khu Đô Thị Ánh Sáng - Stella Mega City

 

Bình luận facebook
Những tin tức liên quan

adding hair while braiding how long do micro loop hair extensions last latex dress cheap african american human hair wigs permanent hair straightening home men latex bodysuit